Bật mí 7 phương pháp lọc nước thủ công đơn giản

Hiện nay, nhiều phương pháp lọc nước truyền thống cũng như hiện đại lần lượt được ra đời. Những phương pháp khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau đồng thời là những ưu, nhược. Những phương pháp dân gian hay còn gọi là những phương pháp lọc nước thủ công nào thường được sử dụng. Hãy cùng Vietdream tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cách lọc bằng bộ lọc sinh học đơn giản

Bộ lọc nước sinh học

Bộ lọc sinh hoạt có lẽ là một trong những phương pháp khá đơn giản và được áp dụng khá nhiều. Đồng thời, đây cũng chính là một trong những phương pháp tiết kiệm chi phí nhất. Bằng những nguyên vật liệu đơn giản như: cát, sỏi, than hoạt tính, ống nhựa, bình chứa chia thành 3 ngăn, cưa lỗ. Và cách làm hoàn chỉnh bộ lọc sinh hoạt cũng vô cùng đơn giản như sau: 

Bước 1: Lật ngược bình chứa nước rồi cắt 1 lỗ ở đáy bình.

Bước 2: Đổ than hoạt tính xuống dưới cùng. Đây là vật liệu rất tốt để thực hiện cách lọc nước sạch, loại bỏ tạp chất và các mầm bệnh gây hại

Bước 3: đổ lớp cát lên trên lớp than hoạt tính. Cát có thể lọc các hạt lớn hơn

Bước 4: đổ lớp sỏi lên trên cùng. Như vậy bạn sẽ có 3 lớp lọc để loại bỏ các bụi bẩn, côn trùng, lá cây với kích thước từ lớn đến bé theo chiều từ trên xuống dưới.

Bạn có thể thay thế các loại vật liệu khác mà bạn cho là tốt nhất chứ không cần hoàn toàn phụ thuộc vào 3 vật liệu đã kể trên. Tuy nhiên, cần lưu ý khi thực hiện cách lọc nước thủ công này bạn nên cắt lỗ vừa đủ lớn để dễ dàng đổ vật liệu vào. Nên treo bình lên cao, dẫn nước lên và thu nước sạch ở dưới.

Lọc nước bằng bộ lọc nước cất

Đây là phương pháp khá gần gũi cho những gia đình có trẻ em nhỏ. Bởi những thức ăn, đồ uống cho những em bé như pha sữa, đồ ăn dặm cho bé,… Cách làm nước cất bằng phương pháp lọc nước thủ công lại vô cùng đơn giản với những vật dụng gần gũi. Chỉ với một chiếc bình đun nước nóng và một bình chứa nước cất. Chuẩn bị thêm một dây nối bằng đồng hoặc inox. 

Cách làm như sau:

Bước 1: Khoét 1 lỗ ở miệng bình chứa nước cất sao cho vừa với kích thước của ống đồng hoặc inox.

Bước 2:  Để giữ được hơi nước bạn nên quấn quanh lỗ một sợi dây cao su để đảm bảo độ kín khít. Đầu ống dây bên kia nối với vòi ấm điện. 

Bước 3: Đổ nước vào ấm điện và bật công tắc đun. Khi nước sôi, hơi nước sẽ từ ấm thoát qua vòi ấm qua dây dẫn và sang bình chứa nước. Khi sang bình chứa, gặp nhiệt độ lạnh hơn, hơi nước sẽ ngưng tụ và tạo nên nước cất.  

Lưu ý: Cách lọc này tuy đơn giản nhưng cần lưu ý nên bọc kỹ dây dẫn bằng vải hoặc xốp để tránh bỏng. Đặt bộ lọc ở nơi ít qua lại, đặc biệt tránh xa trẻ em.

Lọc nước bằng bộ lọc than củi

Lọc nước thủ công bằng than củi

Lọc nước thủ công bằng than củi khá đơn giản. Về cơ bản bộ lọc than củi cũng giống bộ lọc sinh học, chỉ là không có sỏi và thay than hoạt tính bằng than củi. Tuy nhiên, nước sau khi lọc vì thông qua lớp than củi nên màu nước đục. Vì thế không nên uống trực tiếp nước sau lọc mà cần qua 1 bước chính là đun sôi. 

Vậy nên, các bước để hoàn thành cơ chế lọc nước bằng bộ lọc than củi đơn giản. Bạn cũng lật ngược chai nhựa, sau đó cho lớp than củi xuống trước, rồi đến lớp cát. Trong bộ lọc này, than củi làm nhiệm vụ chính trong việc lọc nước.

Lọc nước sạch bằng năng lượng mặt trời

Lọc nước thủ công bằng năng lượng mặt trời

Lọc nước thủ công bằng năng lượng mặt trời có ưu điểm lớn nhất chính là phù hợp với nhiều nguồn nước. Dù là nguồn nước nhiễm lợ, nhiễm phèn, mặn thì qua bộ xử lý này cho kết quả nước mong đợi.

Bộ lọc có hình dáng một chiếc hộp được làm bằng tôn tráng kẽm. Các mặt xung quanh và mặt đáy được bao bọc bởi các vật liệu cách nhiệt như: mùn cưa, trấu, sợi thủy tinh. Mặt phía trên được che bằng tấm kính trong suốt dày từ 3-5mm đặt nghiêng. Tấm hấp thụ nhiệt thì được làm bằng đồng nhôm, rập các rãnh có bán kính 10mm. Từ các rãnh này đến thiết bị lọc được nối bằng dây bấc. Cách lọc nước sạch của thiết bị này là sử dụng ánh sáng mặt trời làm hơi nước bốc hơi và ngưng tụ lại. Trung bình thiết bị sẽ thu được 6-7 lít nước sạch/m2 với cường độ bức xạ trung bình 800w/giờ.

Lọc nước bằng phèn chua và clorin

Phương pháp lọc nước thủ công bằng phèn chua thường được áp dụng ở vùng sau xảy ra bão, lũ,… Phương pháp này nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước hậu thiên tai. Thông thường người ta sẽ lấy phen chua pha vào nước để cho các chất bẩn lắng cặn lại. Sau đó lấy Clorin liều lượng 2mlg/l để diệt khuẩn. Sau 1-2 tiếng mùi clo sẽ bay hết thì khi đó có thể sử dụng nước được.

Lọc nước thủ công bằng phèn chua và clorin

Lọc nước bằng vải

Đối với các khu vực bão, lũ thì việc mua những nguyên vật liệu như phèn chua, clorin sẽ không dễ dàng. Dù hiệu quả của phương pháp trên đem lại cao. Lúc này, để làm sạch nước đơn giản nhất là dùng vải sạch. Cách làm là lấy vải sạch, vải áo để vào một chiếc rổ rồi hứng xô nước ở phía dưới. Sau đó, đổ nước qua. Tùy vào tình trạng bẩn đục của nước mà bạn chọn thời điểm giặt vải và lọc lại tiếp. Bạn có thể sử dụng cách này để sinh hoạt nhưng không nên sử dụng lâu dài. Vì nó chỉ lọc được cặn bụi chứ không lọc được các chất bẩn nhỏ hơn khác.

Lọc nước bằng rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau rất gần gũi với những gia đình đặc biệt là các bà nội trợ. Lọc nước thủ công bằng mồng tơi có lẽ là phương pháp khiến chúng ta phải bất ngờ. Cách làm cũng vô cũng đơn giản thông qua 2 bước nhỏ. Bạn hãy giã nhỏ lá mồng tơi, sau đó hòa vào nước bẩn cần lọc. Lúc này, nhớt trong lá mồng tơi có tác dụng kéo các chất cặn bã xuống dưới đáy. Bạn chỉ cần lấy nước sạch phía trên và sử dụng.

Thông qua bài viết trên của Vietdream về 7 phương pháp lọc nước thủ công. Vietdream mong rằng bạn sẽ chọn ra những phương pháp phù hợp, an toàn trong những trường hợp cấp bách nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *